Công ty vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp,Công ty vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh văn phòng,Vệ sinh sau xây dựng Tư vấn miễn phí

Công ty vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp,Công ty vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh văn phòng,Vệ sinh sau xây dựng Tư vấn miễn phí

Công ty vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp,Công ty vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh văn phòng,Vệ sinh sau xây dựng Tư vấn miễn phí

Công ty vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp,Công ty vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh văn phòng,Vệ sinh sau xây dựng Tư vấn miễn phí

Công ty vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp,Công ty vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh văn phòng,Vệ sinh sau xây dựng Tư vấn miễn phí

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà

Dù bạn là người dọn dẹp nhà cửa chuyên nghiệp cũng vẫn cần những dụng cụ hỗ trợ tuyệt vời để giữ cho nhà luôn sạch. Bạn đã sắm đủ 10 đồ dùng vệ sinh dưới đây?
1. Miếng bọt biển cọ rửa
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 1
Cần phải có rất nhiều miếng bọt biển các loại: loại thông thường; loại bọt biển chà nhám mài mòn; loại có những sợi tổng hợp để giải quyết bất kỳ vết bẩn bề mặt nào. Và nếu bạn muốn tái sử dụng các miếng bọt biển, đừng quên làm sạch nó.
2. Những chiếc khăn lau trắng
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 2
Tôi luôn có cả tá khăn lau trắng. Tôi thích chọn hai bộ khăn cotton hữu cơ nhãn hiệu ưa thích nhưng bạn có thể kiếm hàng đống khăn loại này ở bất cứ đâu.
Chúng luôn phù hợp với nhà bạn và trong trường hợp chúng bị dây bẩn thì bạn sẽ biết ngay. Điều tuyệt vời là bạn có thể tẩy trắng và khử trùng những chiếc khăn này mà không lo chúng bị hư hại.
Nếu bạn là người thích tái chế và thân thiện với môi trường, hãy dùng khăn cắt từ áo thun cũ.
3. Chổi cao su
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 3
Những cây chổi nhỏ bé này thuộc nhóm "dụng cụ phải có" để giữ cho buồng tắm không bị mốc. Nó cũng hiệu quả tuyệt vời khi được dùng để lau rửa cửa sổ.
4. Khăn từ vải sợi tổng hợp
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 4
Giống như khăn lau trắng, bạn cần có càng nhiều khăn vải càng tốt. Chỉ với một ít nước (đôi khi không cần nước), khăn vải sẽ lau sạch các bề mặt. Nhưng cần lưu ý, không nên cào làm xước hay để lại vân sọc trên khăn.
5. Chai xịt
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 5
Luôn giữ chai xịt trên tay khi bạn cần rửa qua món đồ gì đó với nước hoặc khi bạn muốn tự chế những dung dịch tẩy rửa của riêng mình.
6. Chổi quét, xẻng, chổi lau
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 6

Nếu nhà bạn có sàn gỗ, đá lát, ván, vải sơn lót sàn nhà, bạn sẽ cần chổi quét và chổi lau để lau sạch. Xẻng sẽ giúp vun gọn đống bẩn. Đây là những dụng cụ không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà.
7. Máy hút bụi
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 7
Không cần biết nhà bạn dùng loại máy hút bụi của nhãn hiệu nào, những chiếc "thùng chứa di động" này sẽ giúp nhà bạn sạch hơn. Và chúng cũng tỏ ra hiệu quả hơn trong việc thu dọn bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc... gây dị ứng.
8. Xô, thùng chứa
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 8
Một chiếc xô tốt không chỉ giúp bạn cất gọn nhiều dụng cụ lau dọn mà còn rất hữu ích khi bạn lau nhà, hay làm những nhiệm vụ vệ sinh khác.
9. Bàn chải cứng các loại
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 9
Không phải lúc nào bọt biển hay vải lau cũng là dụng cụ phù hợp, sẽ có lúc bạn cần đến những chiếc bàn chải cứng các loại để cọ những vết bẩn khó tẩy rửa.
10. Bàn chải đánh răng
10 dụng cụ lau chùi cần có trong nhà - 10
Nếu bạn gặp sự cố bám bẩn ở những chi tiết nhỏ hẹp thì không thể dùng bàn chải cứng được. Khi ấy, bạn cần những cây bàn chải đánh răng (cũ) nhỏ xinh. Hãy khử trùng cho chúng và dùng chúng làm sạch vành bồn rửa, các khe kẽ, ngóc ngách khác trong nhà.

Chúc bạn sắm đủ dụng cụ cần thiết để vệ sinh nhà cửa dễ dàng.

Xem thêm:

Những gợi ý làm rộng góc bếp chật

Sắp xếp bếp nhỏ sao cho khéo, tiện dụng không phải ai cũng biết.
Một phòng bếp được thiết kế tốt không đồng nghĩa với một phòng bếp khổng lồ. Trong khi chúng ta có thể mơ mộng về một phòng bếp với đảo bếp, quầy bếp hoành tráng, thì thực tế có rất ít người thực sự cần nhiều không gian như vậy. Hơn nữa, chúng ta thừa biết rằng khu vực đảo bếp, quầy bếp sẽ nhanh chóng lộn xộn bởi vô số đồ dùng, thực phẩm nhà bếp.
Thay vào đó, hãy học cách bằng lòng với phòng bếp nhỏ, đôi khi là chật hẹp. Chúng tốn ít thời gian vệ sinh, buộc bạn phải linh hoạt và đa năng hơn. Ngoài ra, chúng cũng có thể cực kỳ phong cách.
Dưới đây là 7 gợi ý giúp bạn tận dụng triệt để phòng bếp nhỏ, rất đáng để học hỏi.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 1
Thay thế tủ bếp cồng kềnh bằng mẫu kệ mở để tránh xa cảm giác ngột ngạt. Kệ cũng đối phó và thích nghi dễ dàng hơn với không gian chết, chẳng hạn như gầm cầu thang.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 2
Tủ bếp với cánh cửa làm bằng kính giúp tạo ảo giác không gian rộng rãi hơn. Với những người "dị ứng" với bụi bẩn, loại tủ bếp này cực kỳ an toàn cho bát đĩa, cốc chén và đồ dùng thủy tinh nói chung.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 3
Blacksplash - bức tường phía sau chậu rửa - màu trắng đơn giản và có chi phí phải chăng. Bạn chỉ cần lưu ý chọn những loại gạch dễ làm sạch vì nó thường bị vấy bẩn dầu mỡ, thức ăn trong quá trình sử dụng.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 4
Loại bỏ bớt đồ dùng nhà bếp, chỉ để lại những gì thực sự cần thiết. Đó có thể đơn giản là bộ chân đế nến giản dị và bộ đồ ăn màu trắng xinh xắn.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 5
Trong một phương án thiết kế mở, quầy bếp có thể được sử dụng làm bar ăn sáng. Tất cả những gì bạn cần làm là trang bị thêm một vài công cụ bar cơ bản để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 6
Nếu có thể, bạn cần loại bỏ lò vi sóng ra khỏi bề mặt quầy bếp ngay lập tức. Tất nhiên, nó là vị cứu tinh cho bạn vào những ngày lười biếng nấu nướng nhưng nó lấn chiếm rất nhiều không gian trong bếp.
7 gợi ý làm rộng góc bếp chật - 7

Hãy nhớ rằng, việc bố trí bao gồm tất cả mọi thứ. Ngay cả phòng bếp nhỏ nhất cũng có thể tiện dụng nếu chậu rửa bát được tích hợp ngay trên bề mặt quầy bếp, giúp việc làm sạch luôn ở trong tầm tay.
Xem thêm:

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Sử dụng cây cảnh làm cho phòng tắm đẹp mắt hơn

Nhờ các chậu cây và giỏ cây xanh được bố trí hợp lý mà những phòng tắm dưới đây trở nên mát mắt và thư giãn hơn hẳn.
Việc sử dụng cây xanh để tô điểm cho phòng tắm mới nghe thì có vẻ hơi lạ lẫm, nhưng trên thực tế nó sẽ giúp cho không gian này trở nên thư giãn và sinh động hơn hẳn. Cùng ngắm và tham khảo cách mang màu xanh vào phòng tắm qua những ví dụ cụ thể dưới đây nhé.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 1
 Một chút sắc xanh sẽ giúp nhà tắm  trở nên thư giãn và sinh động hơn.
Phòng tắm này sở hữu rất nhiều chậu cây treo được làm từ những khung gỗ tự chế. Các loại cây sinh trưởng chủ yếu nhờ độ ẩm với bộ rễ dày cuốn vào nhau và độ rủ tự nhiên của lá cây mang đến cho phòng tắm cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 2
 Một chậu cây thủy sinh được đặt ngay bên bồn rửa mặt.

Để phù hợp với diện tích không quá lớn của phòng tắm, người ta thường sử dụng các giỏ cây treo cho không gian này. Các loại cây treo rất đa dạng, đó có thể là cây bỏng nhỏ hay những loại cây lá rủ như cây dây nhện.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 3
 Những chậu cây xanh mát rủ xuống khiến không gian nhà tắm xanh mát và thư giãn hơn. 
Phòng tắm này giống như một khu vườn nhỏ khi màu xanh của cây cảnh gần như bao phủ mọi ngóc ngách. Không chỉ sử dụng chậu cây treo, chủ nhà còn bày nhiều chậu cây nhỏ bày ở kệ, sàn để thêm màu xanh cho không gian thư giãn.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 4
Phòng tắm này là sự kết hợp của nhiều chậu và giỏ cây đẹp mắt.
Với những phòng tắm nhỏ, không tiện để bày chậu cây thì một vài giỏ cây nhỏ treo trên giá kệ, bên cửa sổ sẽ là gợi ý bạn có thể tham khảo nếu muốn bày cây xanh trong phòng tắm. Ví dụ phòng tắm dưới đây rất độc đáo với những giỏ cây không khí mini treo xen kẽ nhau trên tường.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 5
Các giỏ cây không khí vừa dễ trồng, vừa tiết kiệm diện tích.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 6
Phòng tắm này thêm chút sắc xanh với một chậu cây treo bên cửa sổ.
Bạn không cần thiết phải treo hay bố trí quá nhiều chậu cây trong phòng tắm mà chỉ cần tô điểm cho nó bằng một vài chậu cây nhỏ xinh được bài trí hợp lý. Trong trường hợp cụ thể của phòng tắm dưới đây, chủ nhân của nó chỉ treo một giỏ cây và đặt 2 chậu cây nhỏ ở khu vực bồn rửa mặt, giá để đồ là đã đủ để nơi tắm rửa thêm xanh mát.

Phòng tắm thư giãn và đẹp mắt nhờ sử dụng cây cảnh 7
Những chậu cây nhỏ nhắn giúp cho phòng tắm xanh - trắng này trở nên thêm dịu dàng và nữ tính.

Xem thêm:

3 chất tẩy rửa càng dùng nhiều càng hại

Chất tẩy rửa hiện nay đều chứa hóa chất nên khi bị lạm dụng, nó sẽ dẫn đến hậu quả xấu, gây hại cho đồ dùng cũng như sức khỏe của con người.
Khi bắt gặp một mớ hỗn độn, bẩn thỉu ngay trước mắt, nhiều người có xu hướng phải làm sạch mọi thứ ngay lập tức và thường sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, đậm đặc với suy nghĩ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng các sản phẩm này thực sự có thể dẫn tới những vấn đề còn phức tạp hơn.
Vệ sinh công nghiệp sẽ chỉ cho bạn thấy 3 sản phẩm tẩy rửa tệ hại nhất nếu bị lạm dụng.
1. Nước lau kính
3 chất tẩy rửa càng dùng nhiều càng hại - 1
- Lý do: Các chuyên gia vệ sinh chỉ ra rằng lạm dụng nước lau kính là một sai lầm phổ biến. Cụ thể, mọi người hay xịt nước lau kính trực tiếp lên bề mặt cần làm sạch thay vì xịt lên khăn lau/vải/khăn giấy... họ đang sử dụng để lau sạch các bề mặt. Về cơ bản, khi xịt quá nhiều, bạn vô tình làm cho bụi bẩn bắn ra nhiều phía và tạo thành nhiều vết bẩn khó chịu hơn.
- Giải pháp: Xịt nước lau kính lên khăn lau/vải/khăn giấy bạn định sử đụng trước rồi lau lên kính, hoặc bề mặt cần làm sạch.
2. Hóa chất làm sạch và đánh bóng đồ đạc
3 chất tẩy rửa càng dùng nhiều càng hại - 2
- Lý do: Sai lầm này xuất hiện ở những người có thói quen chăm sóc quá mức đồ nội thất trong nhà. Bằng cách xịt hoặc đánh bóng bằng sáp, bạn đã tạo ra một lớp tích tụ không mong muốn. Lâu dần, lớp tích tụ này sẽ hút nhiều bụi bẩn hơn và càng bẩn hơn.
- Giải pháp: Bạn chỉ nên đánh bóng đồ nội thất gỗ tối đa 1 lần/tháng. Lưu ý sử dụng hóa chất làm sạch và đánh bóng đồ gỗ ít nhất có thể. Tương tự với nước lau kính, bạn phải xịt hoặc bôi hóa chất làm sạch và đánh bóng lên khăn lau/vải... trước rồi mới lau bề mặt gỗ.
3. Bột giặt quần áo

3 chất tẩy rửa càng dùng nhiều càng hại - 3

- Lý do: Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi biết được sự thật rằng chúng ta chỉ cần và chỉ nên sử dụng 1 muống canh bột giặt quần áo cho mỗi lần giặt. Sử dụng quá nhiều bột giặt dẫn tới tình trạng dư thừa, không chỉ tốn kém mà còn ngăn cản quần áo được giặt sạch.

- Giải pháp: Chuẩn bị sẵn 1 chiếc thìa nhỏ phù hợp để ước lượng và lấy vừa đủ bột giặt quần áo mỗi khi cần.
Xem thêm:

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo

Ngôi nhà nhỏ 2 tầng dưới đây với các yếu tố đơn giản về màu sắc và sử dụng nội thất đa năng thông minh chính là gợi ý đáng tham khảo cho những không gian sống chật hẹp.
Để giải quyết vấn đề dân cư ngày một đông đúc cũng như vấn đề chi phí về nhà cửa quá cao, các mô hình nhà nhỏ ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các thành phố đông đúc như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vốn nổi tiếng với "tấc đất, tấc vàng". Mẫu nhà nhỏ 2 tầng của nhà thiết kế Denis Svirid ở trên đại lộ thời trang Frantsuzsky ở Odessa, Ukraina là câu trả lời cho những không gian sống chật hẹp mà vẫn yêu cầu sự ấm cúng tiện nghi.
Tầng 1 ngôi nhà có diện tích 18,4m² là không gian của phòng khách, bếp - ăn, góc làm việc, kệ sách lớn và một nhà vệ sinh. Màu sắc chính ở tầng này rất đơn giản với gam đen, trắng và vàng gỗ tự nhiên. Dù màu sắc đơn giản nhưng nhờ cách bố trí nội thất khoa học và các món nội thất đa năng nên tầng 1 vẫn rất hút mắt và tiện nghi.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 1
Tầng 1 bao gồm phòng khách, bếp, ăn và làm việc.
Bếp và phòng ăn siêu nhỏ nhưng gọn gàng nhờ thiết kế kệ lưu trữ dạng âm tường. Bếp, bồn rửa và bàn ăn được tích hợp trong một khối trong đó bàn ăn còn đóng vai trò là vách ngăn phân chia giữa bếp và phòng khách.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 2
Bếp trắng sạch sẽ với thiết kế gọn gàng.
Khu tiếp khách được bài trí tối giản với một chiếc sofa và một chiếc bàn nước màu đen. Sự tương phản mạnh mẽ giữa gam màu đen - trắng không chỉ mang đến sự hiện đại và đẹp mắt cho căn phòng này mà còn tô điểm cho cả khu vực phòng ăn.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 3
Phòng khách hiện đại với gam màu đen - trắng.
Không gian ấn tượng và thể hiện rõ nhất vai trò của nội thất đa năng ở tầng 1 chính là góc làm việc kiêm kệ sách được tích hợp ở cầu thang. Bình thường khi không sử dụng, góc làm việc sẽ được giấu gọn trong gầm kệ sách và được che bằng một cánh cửa gương. Cánh cửa này vừa có tác dụng nới rộng diện tích phòng khách, vừa giúp chủ nhân có nơi chỉnh trang trang phục trước khi ra khỏi nhà. Không những thế, cầu thang dẫn lên tầng 2 được tích hợp thêm cả chức năng lưu trữ đồ ở mỗi bậc thang, rất gọn gàng và tiết kiệm diện tích.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 4
Góc làm việc nhỏ được giấu khéo ở gầm kệ sách.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 5
Tầng 2 rộng 17,3m² là không gian của phòng thay đồ, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Có thể nhận thấy thiết kế của ngôi nhà này đặc biệt chú trọng đến sự tự do và tính cá nhân của người sử dụng thể hiện qua việc không sử dụng vách ngăn và thay toàn bộ phòng tắm bằng tường kính.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 6
Phòng ngủ và phòng vệ sinh nằm liền kề.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 7
Khu vệ sinh tường kính tuy hiện đại và đẹp nhưng có lẽ chỉ hợp với người độc thân.
Gam màu đen của tường kết hợp với chất liệu gỗ của sàn, trần, tường khiến không gian nghỉ ngơi vô cùng ấn tượng. Thiết kế nâng một phần sàn gỗ tạo nên chiếc giường ngủ rộng rãi và sáng tạo, đặc biệt phù hợp với kiểu nhà diện tích nhỏ. 

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 8
Kiểu giường nâng sàn phù hợp với không gian nhỏ.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 9
Phòng ngủ hạn chế đồ đạc.

Ngôi nhà 18m² đậm cá tính nhờ nội thất gỗ độc đáo 10
Phòng thay đồ rộng rãi và kín đáo với hệ thống cửa trượt.

Xem thêm:

Biến đồ vứt đi thành góc vườn xinh xắn

(Vesinhcn) Chỉ với một chút khéo tay và sự sáng tạo, những đồ vật tưởng chừng như sắp vào sọt rác kia sẽ thành những chậu cây xinh xắn tô điểm cho căn nhà của bạn.





Xem thêm:

4 gợi ý lưu trữ đồ đạc siêu gọn cho tủ đồ của bé

Việc lưu trữ đồ đạc của bé gọn gàng sẽ giúp nhà cửa của bạn gọn gàng hơn và việc bảo quản đồ cũng tốt hơn.
1. Đan xen nhiều loại cách lưu trữ
Không gian tủ âm tường này chỉ nhỉnh hơn một chiếc tủ cỡ đại một chút nhưng cách bài trí khoa học giúp nó lưu trữ được rất nhiều. Phần lòng tủ được biến tấu lại cho phù hợp với chức năng là tủ đồ của bé. Hai kệ ngang màu trắng phân chia chiếc tủ thành ba phần. Loạt giỏ nhựa đen được lắp dưới thanh kệ trên cùng tạo thêm một loạt ngăn lưu trữ riêng biệt. Dưới ngăn kệ thứ hai là một thanh treo hình trụ, dùng để treo những món đồ như váy hay quần áo đi chơi của bé. Phần không gian dưới cùng là mặt sàn, nơi đây dùng để lưu trữ các hộp đựng quần áo trái mùa mà bé chưa mặc đến.

4 gợi ý lưu trữ đồ đạc siêu gọn cho tủ đồ của bé 1
  Một cách bố trí tủ tuyệt đẹp và hoàn toàn có thể tham khảo phải không nào?
2. Tận dụng mọi không gian trong tủ
Đây cũng là một cách bố trí tủ khoa học và đáng học tập. Lòng tủ được chia làm hai phần bằng nhau, mỗi phần có một giá để đồ đi liền với một thanh treo còn phần sàn tủ để lưu trữ các loại đồ dùng khác của bé. Cách sắp xếp đồ trên giá cũng được tính toán tỉ mỉ, phần giá cao nhất để những món đồ ít dùng, phần giá ở giữa để những món đồ hay sử dụng như quần áo hay khăn tắm. Thanh móc treocung cấp thêm không gian để treo quần áo. Ngay cả cánh tủ cũng được lắp thêm nhưng ngăn chưa nhỏ bằng thép để có thêm không gian cất trữ tã bỉm, kem bôi cho bé.

4 gợi ý lưu trữ đồ đạc siêu gọn cho tủ đồ của bé 2
 Phần cánh cửa tủ cũng được tận dụng làm nơi lưu trữ, nó được gắn thêm các ngăn đựng đồ và lưu trữ khăn, bỉm, hay đồ tắm rửa của bé.
3. Sự kết hợp tuyệt đẹp của hộp đựng
Góc lưu trữ này khá đơn giản, đồ đạc của bé cùng nằm trong hệ thống tủ đồ của cả nhà. Tuy nhiên góc để đồ của bé được bố trí khá bắt mắt và riêng biệt với các hộp đựng và các túi treo làm bằng vải không dệt nhiều ngăn màu sắc. Bốn túi ngăn có kích thước khác nhau được treo trên thanh sắt cung cấp cho bé không gian lưu trữ xinh xắn và tiện ích.

4 gợi ý lưu trữ đồ đạc siêu gọn cho tủ đồ của bé 3
  Góc lưu trữ gọn gàng và khoa học này được làm bằng những túi đa năng treo theo chiều dọc.
4. Thêm thanh treo
Rõ ràng là không gian này không hề rộng, chỉ một chiếc tủ đồ đã choán hết phần không gian mặt đất. Tuy nhiên chủ nhà cũng đã nhanh trí bố trí thêm hai thanh móc treo ngang tường, hai thanh treo này giúp treo được rất nhiều quần áo cho bé.

4 gợi ý lưu trữ đồ đạc siêu gọn cho tủ đồ của bé 4
  Thêm không gian lưu trữ chỉ với hai thanh treo đơn giản.

Xem thêm: